Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017
Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình
Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình như một hình thức báo chí mới. Đi sâu nghiên cứu về việc tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình cụ thể trên VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/16854
Hai cây mía trên bàn thờ ngày tết
Mỗi dịp Tết đến Xuân về,ngoài mâm ngũ quả, bánh trưng, dưa hành, câu đối còn có thêm 2 cây mía đặt hai bên bàn thờ với ý nghĩa sâu sắc của ông cha ta muốn gửi gắm lại cho thế hệ trẻ chúng ta.
Những hình ảnh về cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành và câu đối đỏ dường như đã đi vào trông tâm thức người Việt và là những hình ảnh không thể quên khi nhắc đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Nhưng chắc chắn có một điều, hình ảnh cây mía bên bàn thờ tổ tiên là không hề xa lạ. Nói rằng tục thờ mía trong ngày Tết có từ khi nào chắc hẳn là một câu hỏi khó có câu trả lời chỉ biết rằng với lớp người hậu sinh như chúng ta sẽ tiếp tục tiếp nối truyền thống quý giá của ông cha để lại. Vậy ý nghĩa đó là gì, cùng tìm hiểu dưới này nhé!
Tết về xuân đến, bên cạnh mâm ngũ quả là tượng trưng cho âm dương - ngũ hành, mỗi gia đình Việt đều sẽ chọn mua hai cây mía thật to và thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên cùng với mâm ngũ quả. Cây mía phải được giữ nguyên tán lá, gốc rễ, róng đều và không được sâu.
Sự kết nối - ý nghĩa đầu tiên của cây mía trong thờ cúng tổ tiên. Mía được ví như biểu tượng của sự giao hòa giữa đất - trời, giữa hai thế giới âm - dương. Tán lá là mây, trời thì gốc rễ là tượng trưng cho đất và nguồn cội gia đình. Róng mía như những nấc thang nối liền đất - trời, âm - dương dẫn đón linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới sum vầy cùng con cháu trong những ngày đầu năm mới.
Cây mía còn là "vật bất li thân" trong hành trình trở về sau ba ngày tết sum vầy cùng con cháu - theo quan niệm của người Việt. Trong lễ "tiễn ông vãi" (thường được tổ chức vào ngày mùng 3 tết), con cháu sẽ chọn những sản vật là thành quả lao động trong năm cũ dâng lên gia tiên. Lúc này mía trở thành "đòn gánh" chuyên chở những sản vật ấy. Dọc đường đi không tránh khỏi những tà ma, cô hồn tranh cướp những tài sản con cháu đã dâng tặng tổ tiên, cây mía bây giờ là thứ vũ khí gần gũi nhất đánh đuổi tất cả. Có khi trên hành trình đôi chỗ gặp những khúc sông vắng không cầu, không đò... mía lại trở thành những cây cầu để lộ trình của tổ tiên được thuận lợi.
Và một điều trong tín ngưỡng người Việt hướng tới chính là sự nguyện cầu. Khi chọn mía làm vật thờ cúng, ông cha ta đã gửi vào đó những ước mong gắn liền với đặc trưng vốn có của nó. Bởi mía là sản phẩm mang lại vị ngọt cho cuộc sống vì vậy người Việt ta muốn hướng tới chính là sự ngọt ngào, may mắn trong một năm mới. Mía thể hiện sự vươn lên, rắn chắc vì thế còn gửi gắm ước mong được vươn cao đến sự thành công và sức khỏe...
Những gì mà người Việt gửi vào tín ngưỡng thờ cúng cây mía ngày tết mà chúng tôi đề cập ở trên chắc hẵn là chưa đủ đầy. Là bởi quan niệm của từng người, từng vùng miền đôi chỗ có khác nhau. Tuy nhiên chừng ấy cũng đủ thấy sự phong phú và những nét đẹp tâm linh trong văn hóa tết cổ truyền dân tộc Việt Nam.
Đối với người Việt Nam, mỗi sản vật được chọn để dâng lên bàn thờ gia tiên đều hàm chứa trong đó những ý nghĩa. Việc cây mía được sử dụng trong nghi lễ thờ cúng trong ngày tết cổ truyền là một trường hợp như vậy. Không chỉ là sản vật dâng cúng gia tiên, cây mía trong thờ cúng ngày tết đã trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi vậy khi những giá trị hiện đại đang dần len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống thì nó cần phải được lưu giữ để hương vị ngày tết cổ truyền dân tộc càng trở nên đậm đà...
Đặc sắc văn hóa Việt qua tết năm mới của một vài dân tộc thiểu số Việt Nam
Nước Việt là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn tết riêng, đôi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình. Các bạn cùng tìm hiểu thêm về Tết của một số dân tộc thiểu số Việt Nam qua link sau:
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22029
Hoạt động vui chơi trong nhà trường của trẻ em lứa tuổi mầm non thành phố Hà Nội: Luận văn ThS. Tâm lý học: 60 31 80
Hoạt động vui chơi
(HĐVC) là một dạng hoạt động đặc biệt, đóng vai trò chủ
đạo, quyết định sự biến đổi về chất trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách trẻ em lứa tuổi mầm non (MN). Không chỉ vậy, HĐVC còn làm bộc lộ rõ nét
các đặc điểm tâm lý của trẻ. Đối với trẻ MN, nếu không chơi, trẻ sẽ bị ngăn cách
với cuộc sống này bởi vì chơi cũng đồng thời là khám phá, là thử nghiệm và sáng
tạo, giúp trẻ học hỏi, lĩnh hội, giao lưu, hình thành, phát triển và bộc lộ các thành tố
của nhân cách. Mặt khác HĐVC không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt tinh thần mà
còn cả về thể chất. Có thể nói, HĐVC là cuộc sống của trẻ thơ.
Hiện nay, tại Việt Nam, vấn đề chăm sóc, bảo vệ quyền lợi, phát triển toàn
diện cho trẻ ngày càng được chú trọng và quan tâm sát sao hơn. Trong lĩnh vực giáo
dục, đó là sự đầu tư nhiều về cơ sở giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn cho giáo viên MN. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy tại các trường có tổ chức
các HĐVC dành cho trẻ MN, nhưng hiệu quả giáo dục mà hoạt động này mang lại
còn chưa đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra.
đạo, quyết định sự biến đổi về chất trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách trẻ em lứa tuổi mầm non (MN). Không chỉ vậy, HĐVC còn làm bộc lộ rõ nét
các đặc điểm tâm lý của trẻ. Đối với trẻ MN, nếu không chơi, trẻ sẽ bị ngăn cách
với cuộc sống này bởi vì chơi cũng đồng thời là khám phá, là thử nghiệm và sáng
tạo, giúp trẻ học hỏi, lĩnh hội, giao lưu, hình thành, phát triển và bộc lộ các thành tố
của nhân cách. Mặt khác HĐVC không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt tinh thần mà
còn cả về thể chất. Có thể nói, HĐVC là cuộc sống của trẻ thơ.
Hiện nay, tại Việt Nam, vấn đề chăm sóc, bảo vệ quyền lợi, phát triển toàn
diện cho trẻ ngày càng được chú trọng và quan tâm sát sao hơn. Trong lĩnh vực giáo
dục, đó là sự đầu tư nhiều về cơ sở giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn cho giáo viên MN. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy tại các trường có tổ chức
các HĐVC dành cho trẻ MN, nhưng hiệu quả giáo dục mà hoạt động này mang lại
còn chưa đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra.
Các bạn cùng tìm hiểu thêm qua đường link sau:
Chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Xã hội học: 5.01.09
Luận văn nghiên cứu thực trạng chăm sóc sức khoẻ trẻ em (CSSKTE) ở Việt Nam hiện nay, xu hướng CSSKTE của các gia đình trong thời gian tới. Góp phần hình thành quan niệm khoa học về CSSKTE cũng như hoàn thiện chương trình truyền thông về sức khoẻ trẻ em
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34883
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017
Tình hình sở hữu ruộng đất ở Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Nội) đầu thế kỷ XIX qua nguồn tư liệu địa bạ
Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ cách trung tâm Hà Nội 35km, thuộc huyện Phú Xuyên, thuộc ô trũng Hà Nam nên đây là vùng đất thấp nhất của Hà Nội. Hà Nội nay, Hà Tây xưa vốn là vùng đất có nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có Chuyên Mỹ - nổi tiếng bởi nghề khảm trai ốc truyền thống. Là một làng nằm ven sông nên địa hình phân bố dân cư của Chuyên Mỹ cũng chạy dọc theo triền sông Nhuệ. Với đặc điểm phân bố như vậy nên hệ thống giao thông liên làng cũng chạy song song với dòng chảy của dòng sông, tạo thành hình cánh cung với chiều dài từ bắc xuống nam là 7.216 mét, chỗ rộng nhất là 2.728 mét.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20058
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20058
Tình hình Quảng Châu sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao
Bài viết này khảo sát về một giai đoạn lịch sử chi phối vùng Lĩnh Nam của nhà Tống sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao. Vùng Lĩnh Nam từ Nam Việt đến thời Đường là phạm vi bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam hiện nay. Nhưng sau thế kỷ X, chính quyền độc lập xuất hiện liên tiếp và xây dựng nhà nước riêng ở miền Bắc Việt như nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê và nhà Lý. Do vậy, nhà Tống bình định nước Nam Hán mà không chiếm được miền Bắc Việt Nam. S au đó nhà Tống trải qua cuộc xâm lược thất bại năm 980, mới thừa nhận chính quyền Đại Cồ Việt.
Tình hình nghiên cứu Việt Nam ở một số nước trên thế giới
Thế giới đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của ngành Việt Nam học (Vietnamese Studies). Từ những khảo cứu đơn lẻ theo từng chuyên ngành, ngày nay Việt N am h ọc đ ã t rở thành một khoa học liên ngành thuộc phạm trù Khu vực học (Area Studies). Trong vòng hơn một thế kỷ trở lại đây, nhiều trung tâm nghiên cứu và đào tạo ở các nước có nền khoa học phát triển đã mở ngành Việt học1 và không ít nhà khoa học đã nổi danh nhờ những công trình nghiên cứu về Việt Nam2. Trong những thập kỷ gần đây, nhiều tổ chức về Việt học trong phạm vi quốc gia và quốc tế đã được hình thành.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21363
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21363
Tìm hiểu từ “MẶT” dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá
Theo J. Chevalier và A. Gheerbrant (Dictionnaire des Symboles, 1992), mặt là ngôn ngữ không lời. Mặt là phần sống động nhất, nhạy cảm nhất, mà dù muốn dù không, ta để cho người khác nhìn thấy; đó là cái “Tôi” sâu kín nhất đã bóc trần ra một phần, nói lên rất nhiều so với phần còn lại của thân thể. Phan Ngọc (2000), khi “thử xét v ăn h oá, v ăn h ọc bằng ngôn ngữ học”, đã khẳng định: “Có bốn yếu tố tạo thành nhân cách Việt Nam: Tổ quốc, gia đình, thân phận, diện mạo.”. Hay nói cách khác, ”Văn hoá Việt Nam là văn hoá bốn F: Tổ quốc (Fatherland), Gia đình (Family), Thân phận (Fate), và Diện mạo (Face)”.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19962
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19962
Tìm hiểu tổ chức Giáp của làng Đông Ngạc (xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội)
Việc nghiên cứu về làng xã cổ truyền người Việt từ lâu đã được nhiều nhà khoa học chú ý, qua đó giáp cũng được nhắc đến như một tổ chức đặc thù, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống làng xã.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20252
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20252
Tiếp cận với Đông Nam Á học và Việt Nam học
Thế giới mà chúng ta đang sống đã có nhiều thay đổi vô cùng lớn lao tạo nên một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của toàn nhân loại. Sự thay đổi đó diễn ra dưới sự tác động sâu sắc, toàn diện và quan hệ mật thiết của ba cặp các sự kiện quan trọng đồng thời: 1) Hai sự chuyển hướng chiến lược trên toàn thế giới từ đối đầu chạy đua vũ trang sang đối thoại cùng tồn tại hoà bình; và từ châu Âu - Đại Tây Dương sang châu Á – Thái Bình Dương. 2 ) Hai cuộc cách mạng đồng thời: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tin học hoá (hay hậu công nghiệp); và cuộc cách mạng xã hội chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội (hay hậu tư bản). 3) Hai quá trình đồng thời: quá trình khu vực hoá và quá trình toàn cầu hoá.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21361
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21361
TIẾN TỚI VIỆC CẢNH BÁO SÁT THỰC NHỮNG KHÔNG GIAN CÓ NGUY CƠ CAO ĐỐI VỚI MỘT SỐ DẠNG TAI BIẾNTHIÊN NHIÊN THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM
Là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, hằng năm Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại to lớn gây nên bởi một số dạng tai biến thiên nhiên đặc trưng cho đới tự nhiên này, như bão - lụt, lũ quét, lũ quét - bùn đá và trượt lở đất. Tuy các dạng tai biến này có thể xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng có mối liên hệ rõ nét hơn với những đặc trưng nhiệt đới gió mùa là mưa nhiều và mưa theo mùa, dẫn tới sự dư thừa nước và độ ẩm trong khí quyển và trong tầng bề mặt thạch quyển, nhiều khi gây ra sự di chuyển dữ dội của nước và của lớp phủ đất đá vụn.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20551
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20551
Thực trạng đào tạo ngành Việt Nam học ở Việt Nam hiện nay
Quá trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam đang đặt ra những cơ hội và thách thức, đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc và toàn diện về đất nước, về vị thế Việt Nam đối với khu vực và thế giới trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam đã trở thành nhu cầu cấp thiết, một mặt đối với sự phát triển và hội nhập của Việt Nam, mặt khác đối với quá trình đầu tư và hợp tác của các nước và các tổ chức quốc tế với Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo Việt Nam học ở bậc đại học và sau đại học đang được thực hiện ở nhiều trường đại học và viện nghiên cứu.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21366
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21366
Thực trạng và phương hướng hoàn thiện các hình thức tiếp cận thông tin pháp luật của người dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong hai văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, đó là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Quyền được thông tin là một quyền mang tính Hiến định của công dân. Điều 69 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin... theo quy định của pháp luật”.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20543
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20543
Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017
Thực trạng nhu cầu có thần tượng của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu ban 9. Giáo dục, khoa học công nghệ và phát triển con người Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững -- Tiểu ban 10. Nông thôn Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững-- Tiểu ban 11. Di cư và đô thị hóa trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19978
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19978
Thử tìm hiểu cách thức tri nhận thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố về động vật)
Theo Humboldt, ngôn ngữ phải được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với ý thức và tư duy, với văn hoá và cuộc sống tinh thần của con người. Theo ông, ngôn ngữ không phản ánh trực tiếp thế giới bên ngoài, mà nó cho thấy cái cách thức riêng của mỗi dân tộc trong việc giải thích thế giới. Ngôn ngữ khác nhau thì thế giới quan khác nhau, các ngôn ngữ khác nhau không phải là những cách biểu đạt khác nhau về thế giới mà là những cách nhìn thế giới khác nhau. Cũng theo Humboldt, cần phải phân biệt giữa “hình thức bên trong” và “hình thức bên ngoài” của ngôn ngữ, của từ; trong đó “hình thức bên trong” gắn với thế giới quan của cộng đồng bản ngữ, còn “hình thức bên ngoài” thì gắn với ngữ âm, ngữ pháp v.v…
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20063
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20063
Thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam thế kỷ XX
Nếu hiểu thi pháp học là vấn về ngôn từ văn chương, thể thức, biện pháp tổ chức thể loại tác phẩm thì thi pháp đã tồn tại ở Việt Nam từ trong những sáng tác đầu tiên của dân gian và văn học viết bằng chữ Hán, rồi được phản ánh vào các bộ tuyển thơ văn, bắt đầu từ Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên thế kỷ XV. Đó là một truyền thống thi pháp quy phạm, bất biến và quy phạm hoá. Trải qua 10 thế kỷ, đến đầu thế kỷ XX, nước ta mới có các công trình mô tả các thể thức sáng tác văn thơ truyền thống như Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính, Quốc văn cụ thể của Bùi Kỷ, Việt N am v ăn h ọc sử yếu của Dương Quảng Hàm... Trước năm 1975, về các công trình loại đ ó, n ếu ở miền N am c ó t ác p hẩm của Lam Giang viết về thơ ca truyền thống, Hư Chu, Quách Tấn về thơ Đường, thì ở miền Bắc có công trình Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức, một công trình khoa học quy mô, có hệ thống, nối tiếp việc làm của người trước, có bổ sung thêm về phần Thơ mới.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21124
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21124
Thể chế chính trị ở Việt Nam thế kỷ XI - XIII dưới thời Lý
Vương triều Lý được thiết lập vào năm 1009, ngay sau thế kỷ bản lề (thế kỷ X) – giành và giữ chính quyền từ tay phong kiến ngoại bang của dân tộc Việt Nam. Từ khi thoát khỏi ách thống trị của phong kiến ngoại bang, nhà nước quân chủ dân tộc Việt Nam bắt đầu được xác lập. Trải qua các triều Ngô – Đinh – Tiền Lê, nhà nước quân chủ dân tộc đ ã d ần dần được kiện toàn, nhưng vừa ra đời sau đêm trường phụ thuộc, nhà nước thời kỳ này hãy còn non trẻ, chưa hoàn thiện về mặt thiết chế, phải đợi đến những thế kỷ sau, bắt đầu từ thời Lý trở đi, mới có điều kiện phát triển và hoàn thiện hơn với những thể chế của nó.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21348
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21348
Thế ứng đối văn hóa của Đại Việt với các quốc gia khu vực - qua hành trạng và tâm thức của một số quý tộc thời Trần
Sáu năm sau ngày quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, tuy công việc đất nước còn nhiều ngổn ngang nhưng tuân theo chỉ dụ của Lê Thái Tông (cq: 1434 – 1442), quan Nhập nội hành khiển, Hàn lâm viện Thừa chỉ học sỹ Nguyễn Trãi (1380 – 1442) đã có thể bình tâm trong 10 ngày viết xong tác phẩm bất hủ Dư địa chí. Trong tác phẩm đó, về thế ứng đối văn hoá của Đại Việt với các quốc gia láng giềng khu vực, Nguyễn Trãi đã đưa ra một khuyến cáo rất đáng chú ý: “Người trong nước không bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp để làm loạn phong tục trong nước”
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21290
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21290
Thế giới tâm linh trong sáng tác của Nguyễn Du – Một biểu hiện của văn hoá Việt
Sáng tác của Nguyễn Du mang đậm chất truyền thống văn hoá Việt dù ông là người hơn ai hết viết nhiều về con người và đất nước Trung Quốc. Tất nhiên truyền thống văn hoá của hai nước có nhiều điểm trùng nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt nhau. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến một khía cạnh của truyền thống văn hoá Việt, đó là vấn đề thế giới tâm linh. Thế giới này hiển hiện rõ rệt trong sáng tác Nguyễn Du, làm cho người đọc không thể không nhận ra. Một Văn chiêu hồn thấm đẫm màu sắc của thế giới bên kia, một Truyện Kiều bàng bạc không gian của cõi âm và nhất là thơ chữ Hán được bày ra những đình, đền, miếu, mộ… Đó là gì nếu không phải là quan điểm, cách nhìn của người sáng tác?
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21165
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21165
Thách thức đối với kinh tế hộ nông dân trước vấn đề phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, gia đình có vị trí, vai trò rất quan trọng, vì nó không những là tế bào của xã hội, mà còn là đơn vị sản xuất (chí ít cũng là một nhóm nhỏ những người lao động trong xã hội) và một đơn vị hay một chủ thể tiêu dùng rất cơ bản với những nhu cầu rất phong phú để bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình. Nhưng trước xu thế quốc tế hoá nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn trong việc phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá để tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20838
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20838
Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017
Tảo mộ ở miền Trung Việt Nam
Bài viết này thảo luận về vấn đề tổ tiên người Việt ở miền Trung Việt Nam được nhận biết như thế nào trong việc tảo mộ dựa trên dữ liệu điền dã thu thập được ở một làng nông nghiệp vùng ngoại ô Huế. Kết quả nghiên cứu sẽ được đối sánh với các trường hợp tại những khu vực khác của Việt Nam cũng như những xã hội Đông Á khác nhằm định vị nét đặc trưng trong cái nhìn bao quát hơn về hệ thống huyết tộc ở Đông Á.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20912
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20912
Tâm lý thời đại và sự tiếp nhận giá trị văn chương
Mỗi tác phẩm văn chương thường có một độ thời gian phát triển và kết thúc. Sự tồn tại dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giá trị nội tại của tác phẩm và sự tiếp nhận của công chúng. Vai trò của tâm lý nghệ thuật c hi p hối khá rõ rệt đến việc tiếp nhận giá trị văn chương. Và tâm lý nghệ thuật lại phụ thuộc vào tâm lý dân tộc trong trường kỳ lịch sử cũng như từng thời điểm.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21035
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21035
Tái tạo chính phủ: Cải cách hành chính tại Việt Nam đổi mới
Xu hướng cải cách chính trị và cải cách hành chính tại khu vực Đông Nam Á đã mở ra hai làn sóng: vào cuối thập niên 1980 với tư cách là một bộ phận của phong trào dân chủ hoá quy mô lớn trong khu vực và vào cuối 1997 do cuộc khủng hoảng tài chính đã bùng phát và lan rộng bên trong khu vực. Đối với Việt Nam, cải cách chính t rị và cải cách hành chính đã được triển khai với tư cách là một bộ phận của tiến trình đổi mới, là điều đã được phê chuẩn tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20535
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20535
Tác động của xuất khẩu lao động tới đời sống người dân ( Nghiên cứu trường hợp xã Tú Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)
Tiểu ban 9. Giáo dục, khoa học công nghệ và phát triển con người Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững -- Tiểu ban 10. Nông thôn Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững-- Tiểu ban 11. Di cư và đô thị hóa trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20146
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20146
Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam hiện nay
Tiểu ban 9. Giáo dục, khoa học công nghệ và phát triển con người Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững -- Tiểu ban 10. Nông thôn Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững-- Tiểu ban 11. Di cư và đô thị hóa trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20005
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20005
Tác động của thanh niên di cư đến khu vực phi chính thức tại Hà Nội trong phát triển Kinh tế- xã hội
Tiểu ban 9. Giáo dục, khoa học công nghệ và phát triển con người Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững -- Tiểu ban 10. Nông thôn Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững-- Tiểu ban 11. Di cư và đô thị hóa trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20188
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20188
Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), di chuyển quốc tế về lao động có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Lý thuyết về toàn cầu hoá chỉ ra rằng, toàn cầu hoá mở ra cơ hội to lớn cho việc di chuyển tự do các yếu tố đầu vào của quá trình phát triển như: vốn, công nghệ, lao động, v.v..., các kết quả đầu ra như: hàng hoá và dịch vụ và các yếu tố văn hoá, phong tục, tập quán, v.v... Quá trình di chuyển tự do các yếu tố đó tác động tổng hợp và nhiều chiều đến sự phát triển của các nước. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ phân tích tác động hai chiều tích cực - tiêu cực của sự di chuyển hai chiều ra - vào của lao động đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20865
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20865
Tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá đến sinh kế nông dân Việt Nam: trường hợp một làng ven đô Hà Nội
Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới trong những năm 1980, Việt Nam đã trải qua một quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá với tốc độ nhanh, dẫn đến việc Nhà nước thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp và các loại đất khác để phục vụ các mục đích phi nông nghiệp. Các nghiên cứu trước đây của tôi đã phân tích việc thu hồi quyền sử dụng đất đã tạo ra mâu thuẫn như thế nào, theo cách nào và ở mức độ ra sao, đồng thời nhận dạng một vấn đề nóng bỏng là người nông dân sẽ làm gì khi họ chỉ còn một ít hay không còn quyền sử dụng đất nông nghiệp (xem Nguyễn Văn Sửu 2007b; 2004; 2003). Trong nghiên cứu này, tôi đi sâu nghiên cứu về việc thu hồi đất nông nghiệp và phân tích các tác động của nó đối với cuộc sống của người nông dân, đặc biệt là với sinh kế của họ ở một làng ven đô Hà Nội từ cuối những năm 1990.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21329
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21329
Tác phẩm văn học Nôm của Hồ Xuân Hương ở Mỹ
Hôm nay hẳn là một ngày đẹp trời. Tôi đến đây với các bạn với tư cách là một giáo sư tiếng Anh và cũng là một nhà thơ người Mỹ từng có mặt tại cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Cũng chính hoàn cảnh này đã khiến cho tôi trở thành một dịch giả thơ Việt Nam. Trong suốt những năm tháng chiến tranh, năm 1971 – 1972, tôi đã có dịp du ngoạn đến miền quê miền Nam của Việt Nam, với chiếc máy ghi âm trên tay, tôi đã sưu tầm và ghi lại được những bài thơ truyền miệng mà người ta vẫn gọi đó là “ca dao”, sau này những bài thơ này đã được dịch trong Ca dao Việt Nam: Thơ ca dân gian Việt Nam.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21019
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21019
Tài nguyên vị thế biển Việt Nam: Định dạng, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị
Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên không chỉ hiểu theo tư duy truyền thống, là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó, mà đã được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các hình thức khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của tự nó mang lại lợi ích cho con người. Vị thế hoặc tài nguyên vị thế gần đây được nói đến khá nhiều và được đánh giá là rất quan trọng, nhưng cơ sở khoa học của nó vẫn là vấn đề còn mới mẻ đối với nước ta [1,2,3]. Đó là những tiềm năng và giá trị về vị trí địa lý và các thuộc tính không gian liên quan đến cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan sinh thái có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20707
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20707
Tai biến địa động lực ngoại sinh ở khu vực miền núi Việt Nam (trường hợp nghiên cứu ở Lào Cai)
Trong phân tích đánh giá tai biến thiên nhiên đòi hỏi phải xác định được mức độ hoạt động cũng như dự báo được cường độ hoạt động của chúng trong tương lai. Tai biến trượt lở đất là quá tự nhiên trên sườn mái dốc dưới tác động trực tiếp của trọng lực, quá trình này xảy ra do ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố tự nhiên (địa chất, địa mạo, khí hậu, lớp phủ thực vật,...) và xã hội (sản xuất nông nghiệp, xây dựng,...), mỗi nhân tố ảnh hưởng đến quá trình theo cường độ và tầm quan trọng khác nhau. Vì thế, nghiên cứu trượt lở phải dựa trên quan điểm địa lý tổng hợp và GIS là công cụ rất hữu ích để thực hiện công việc này. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi xin nêu một vài kết quả nghiên cứu đạt được nhờ sử dụng mô hình phân tích không gian trong môi trường GIS kết hợp với đánh giá đa tiêu chuẩn (MCE) trong việc nghiên cứu trượt lở đất ở tỉnh Lào Cai.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20569
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20569
Sự tiến hóa trong chính sách đối với Việt Nam của Australia ( từ sau 1945)
Tiểu ban 14. Quan hệ quốc tế của VIệt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững -- Tiểu ban 15. Tư liệu về Việt Nam
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23022
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23022
Sự thiết lập nền ""Tự do dân chủ"" của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1954-1973)
Theo quan điểm của người Mỹ thì chủ nghĩa cộng sản là chế độ độc đoán, đối lập với bản chất tự do dân chủ của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, chiến lược “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản đồng thời cũng là chiến lược mở rộng nền dân chủ trên thế giới theo cách hiểu của họ. Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản, hiện thực qua phong trào Cộng sản quốc tế lại không phải l à m ột thực thể thuần nhất, mà là một hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều lực lượng, trong đó chủ yếu là những quốc gia – dân tộc với trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, thân phận lịch sử khác nhau, đeo đuổi những mục tiêu chính trị trước mắt khác nhau. Nhưng đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ, tất cả họ đều là kẻ thù của nền dân chủ.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20959
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20959
Sự liên tục của hành pháp và quyền lực hành chính
Theo quan niệm phổ biến hiện nay trong các sách báo chính trị - pháp lý ở trong và ngoài nước, cơ cấu quyền lực nhà nước của bất kỳ quốc gia hiện đại nào cũng đều bao gồm 3 nhánh quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mỗi nhánh quyền lực có những đặc thù riêng vốn có của nó, những đặc thù đó do chính đời sống nhà nước, đời sống xã hội quyết định, nói cách khác, do chính các quan hệ chính trị - xã hội quyết định. Mỗi nhánh quyền lực đều được trao cho những thể chế nhà nước nhất định thực hiện bằng những phương thức khác nhau. Quyền lập pháp được trao cho cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân thực hiện - Quốc hội, Nghị viện, hay tên gọi khác. Quyền lực hành pháp có thể trao cho Tổng thống ở những nước theo chế độ Tổng thống - chế độ hành pháp một đầu, hoặc cả Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ - chế độ hành pháp hai đầu thực hiện. Quyền lực tư pháp được trao cho toà án và cả những thể chế khác thực hiện, nhưng trung tâm thực hiện quyền tư pháp là toà án, không có toà án thì không có tư pháp.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20339
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20339
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017
Sự liên tục của hành pháp và quyền lực hành chính
Theo quan niệm phổ biến hiện nay trong các sách báo chính trị - pháp lý ở trong và ngoài nước, cơ cấu quyền lực nhà nước của bất kỳ quốc gia hiện đại nào cũng đều bao gồm 3 nhánh quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mỗi nhánh quyền lực có những đặc thù riêng vốn có của nó, những đặc thù đó do chính đời sống nhà nước, đời sống xã hội quyết định, nói cách khác, do chính các quan hệ chính trị - xã hội quyết định. Mỗi nhánh quyền lực đều được trao cho những thể chế nhà nước nhất định thực hiện bằng những phương thức khác nhau. Quyền lập pháp được trao cho cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân thực hiện - Quốc hội, Nghị viện, hay tên gọi khác. Quyền lực hành pháp có thể trao cho Tổng thống ở những nước theo chế độ Tổng thống - chế độ hành pháp một đầu, hoặc cả Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ - chế độ hành pháp hai đầu thực hiện. Quyền lực tư pháp được trao cho toà án và cả những thể chế khác thực hiện, nhưng trung tâm thực hiện quyền tư pháp là toà án, không có toà án thì không có tư pháp.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20339
Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết hiện đại và lý luận tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trong quan hệ với tiểu thuyết và thi pháp tiểu thuyết của nước ngoài
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23776
Sự hình thành truyền thuyết dân gian – tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết tứ vị Thánh nương (qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng)
Tứ vị Thánh nương, như tên gọi, là để chỉ bốn vị thánh nữ. Bốn vị thánh này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được thờ ở nhiều nơi trong nước ta, nhiều nhất là ở vùng Thanh Hoá và Nghệ An. Theo thống kê của Ninh Viết Giao, chỉ riêng huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), ngoài đền Cờn còn có tới 30 nơi thờ khác, ở huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) cũng có tới 20 làng thờ bốn vị thánh nữ Trung Quốc này, theo cuốn Thanh Hoá chư thần lục thì ở Thanh Hoá có tới 81 nơi thờ. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác cho biết, tục thờ này có ở Quảng Ninh, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Sài Gòn và các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng.
Sự hình thành các đặc điểm quốc gia: Một số so sánh giữa Nhật Bản và Việt Nam
Để tìm đáp án cho câu hỏi “Tại sao Nhật Bản lại bị thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ và các đồng minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai?” và “Tại sao Việt Nam lại có thể giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”? Ở đây, tác giả cố gắng tìm hiểu và so sánh sự hình thành các đặc điểm quốc gia của người Nhật Bản và người Việt Nam.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21353
Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017
Sắc thái văn hoá Thăng Long - Hà Nội qua ngàn năm tiếp xúc và giao lưu kinh tế, văn hoá
Thủ đô của quốc g ia nào cũng đều có điều kiện và thực tế trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc g ia. T uy n hiên, d o n hững điều kiện tự nhiên, lịch sử cụ thể mà không phải thành phố nào trong cả nước, thủ đô nào của các quốc gia cũng có quá trình tiếp xúc tụ hội văn hoá lâu dài, đa dạng, trực tiếp như Thăng Long – Hà Nội.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20873
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Dịch và lý thuyết dịch như một hệ hình lý luận, phê bình mới cho Việt Nam hiện nay
Title: Dịch và lý thuyết dịch như một hệ hình lý luận, phê bình mới cho Việt Nam hiện nay Authors: Phạm, Quốc Lộc Lê, Nguyên Long Keywo...
-
Ai đã đọc tiểu thuyết này chắc hẳn không thể quên được nỗi đau chiến tranh cũng như mối tình đẹp như thơ của người chiến sĩ cách mạng. Đó ...
-
Title: Dịch và lý thuyết dịch như một hệ hình lý luận, phê bình mới cho Việt Nam hiện nay Authors: Phạm, Quốc Lộc Lê, Nguyên Long Keywo...
-
Sống Mòn Cuốn tiểu thuyết chất chứa những suy nghĩ, trăn trở, ưu tư của Nam Cao về cách sống, về lối viết và nhiệm vụ của những người c...