Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Hai cây mía trên bàn thờ ngày tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về,ngoài mâm ngũ quả, bánh trưng, dưa hành, câu đối còn có thêm 2 cây mía đặt hai bên bàn thờ với ý nghĩa sâu sắc của ông cha ta muốn gửi gắm lại cho thế hệ trẻ chúng ta.
Những hình ảnh về cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành và câu đối đỏ dường như đã đi vào trông tâm thức người Việt và là những hình ảnh không thể quên khi nhắc đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
 
Nhưng chắc chắn có một điều, hình ảnh cây mía bên bàn thờ tổ tiên là không hề xa lạ. Nói rằng tục thờ mía trong ngày Tết có từ khi nào chắc hẳn là một câu hỏi khó có câu trả lời chỉ biết rằng với lớp người hậu sinh như chúng ta sẽ tiếp tục tiếp nối truyền thống quý giá của ông cha để lại. Vậy ý nghĩa đó là gì, cùng tìm hiểu dưới này nhé!
 
Tết về xuân đến, bên cạnh mâm ngũ quả là tượng trưng cho âm dương - ngũ hành, mỗi gia đình Việt đều sẽ chọn mua hai cây mía thật to và thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên cùng với mâm ngũ quả. Cây mía phải được giữ nguyên tán lá, gốc rễ, róng đều và không được sâu.
 
Sự kết nối - ý nghĩa đầu tiên của cây mía trong thờ cúng tổ tiên. Mía được ví như biểu tượng của sự giao hòa giữa đất - trời, giữa hai thế giới âm - dương. Tán lá là mây, trời thì gốc rễ là tượng trưng cho đất và nguồn cội gia đình. Róng mía như những nấc thang nối liền đất - trời, âm - dương dẫn đón linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới sum vầy cùng con cháu trong những ngày đầu năm mới.
 
Cây mía còn là "vật bất li thân" trong hành trình trở về sau ba ngày tết sum vầy cùng con cháu - theo quan niệm của người Việt. Trong lễ "tiễn ông vãi" (thường được tổ chức vào ngày mùng 3 tết), con cháu sẽ chọn những sản vật là thành quả lao động trong năm cũ dâng lên gia tiên. Lúc này mía trở thành "đòn gánh" chuyên chở những sản vật ấy. Dọc đường đi không tránh khỏi những tà ma, cô hồn tranh cướp những tài sản con cháu đã dâng tặng tổ tiên, cây mía bây giờ là thứ vũ khí gần gũi nhất đánh đuổi tất cả. Có khi trên hành trình đôi chỗ gặp những khúc sông vắng không cầu, không đò... mía lại trở thành những cây cầu để lộ trình của tổ tiên được thuận lợi.
 
Và một điều trong tín ngưỡng người Việt hướng tới chính là sự nguyện cầu. Khi chọn mía làm vật thờ cúng, ông cha ta đã gửi vào đó những ước mong gắn liền với đặc trưng vốn có của nó. Bởi mía là sản phẩm mang lại vị ngọt cho cuộc sống vì vậy người Việt ta muốn hướng tới chính là sự ngọt ngào, may mắn trong một năm mới. Mía thể hiện sự vươn lên, rắn chắc vì thế còn gửi gắm ước mong được vươn cao đến sự thành công và sức khỏe...
 
Những gì mà người Việt gửi vào tín ngưỡng thờ cúng cây mía ngày tết mà chúng tôi đề cập ở trên chắc hẵn là chưa đủ đầy. Là bởi quan niệm của từng người, từng vùng miền đôi chỗ có khác nhau. Tuy nhiên chừng ấy cũng đủ thấy sự phong phú và những nét đẹp tâm linh trong văn hóa tết cổ truyền dân tộc Việt Nam.
 
Đối với người Việt Nam, mỗi sản vật được chọn để dâng lên bàn thờ gia tiên đều hàm chứa trong đó những ý nghĩa. Việc cây mía được sử dụng trong nghi lễ thờ cúng trong ngày tết cổ truyền là một trường hợp như vậy. Không chỉ là sản vật dâng cúng gia tiên, cây mía trong thờ cúng ngày tết đã trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi vậy khi những giá trị hiện đại đang dần len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống thì nó cần phải được lưu giữ để hương vị ngày tết cổ truyền dân tộc càng trở nên đậm đà...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch và lý thuyết dịch như một hệ hình lý luận, phê bình mới cho Việt Nam hiện nay

Title:  Dịch và lý thuyết dịch như một hệ hình lý luận, phê bình mới cho Việt Nam hiện nay Authors:  Phạm, Quốc Lộc Lê, Nguyên Long Keywo...