Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Mẫn và tôi : Tiểu thuyết

Ai đã đọc tiểu thuyết này chắc hẳn không thể quên được nỗi đau chiến tranh cũng như mối tình đẹp như thơ của người chiến sĩ cách mạng. Đó là hiện thực chiến tranh tàn khốc và vượt lên trên những đau thương mất mát là những con người hết mình vì đất nước. Thời gian đã trôi qua nhưng những gì mà cuốn tiểu thuyết ấy để lại trong tôi vẫn còn đó. Ngày ấy tôi cầm cuốn sách lên chỉ vì trí tò mò của một học sinh lớp 8 và ngay lập tức tôi bị cuốn vào đó. Có lẽ nhờ thế mà tôi mới có cái nhìn chính xác hơn về thời mưa bom bão đạn đã qua, nhưng đó không hẳn là lí do để một học sinh yêu thích một tác phẩm. Có thể do tôi đã đọc nhiều lần và cứ mỗi lần như vậy tôi lại phát hiện ra nhiều điều hay, chỉ đơn giản vậy thôi cũng đủ để một đứa trẻ thần tượng một cái gì đó. Và cuốn sách trở người bạn thân đến nỗi khi nào rãnh rỗi tôi lại ngồi tưởng tượng đoạn kết rồi bật cười khi nhớ đến những tình huống hài hước. Đôi khi tôi còn tưởng như câu chuyện có thật và ở một nơi nào đó anh Thiêm và chị Mẫn giờ đã thành ông thành bà đang ngồi kể cho bầy cháu nội ngoại nghe chuyện đời xưa. Thế rồi một ngày tôi tình cờ nhìn thấy trên mạng một bài viết " mối tình đầy chất thơ của nhà văn Phan Tứ " và một số bài liên quan đến ông, lúc đó tôi đã nghĩ chẳng lẽ những gì mình suy đoán là sự thật ư? Vui quá. Nhưng niềm vui đó chưa kéo dài được bao lâu thì tôi biết được tất cả những gì tôi nghĩ đều là tưởng tượng vì đơn giản : câu chuyện là sự thật.
Nhà văn chính là Thiêm và bà Phận là Mẫn nhưng vợ nhà văn là người khác, cuốn tiểu thuyết là một phần của sự thật nhưng bây giờ tôi không còn muốn tin hay tưởng tượng nó là sự thật nữa, sự thật này thật đau đớn, tôi thiết nghĩ khi đọc cuốn tiểu thuyết này xong rồi lên mạng đọc cuộc đời tác giả chắc chắn rằng ai cũng sẽ hụt hẫng và chua xót như tôi, nếu vậy thì nỗi đau của bà phận - Mẫn còn lớn gấp nhường nào.
Trước đây tôi vẫn hay liên tưởng anh Thiêm là nhà văn nhưng từ khi biết hai người chính là một thì tôi không còn muốn nghĩ hai người là một nữa. bây giờ mỗi lần đọc lại những dòng suy nghĩ của nhân vật Thiêm về nhân vật Mẫn thì có cái gì như là sự chua xót trào lên, tôi mong cho mình nghĩ sai nhưng vẫn không ngăn nỗi những suy nghĩ này: nhà văn đã có người yêu ở Hà Nội rồi sao còn đi viết cuốn tiểu thuyết này, nhà văn không chung thủy cảm trong cuốn tiểu thuyết là thật hay giả? Là thật là thật . Tôi cứ tự hỏi và trả lời như thế.
Dù nghĩ theo chiều hướng nào tôi vẫn thấy buồn. Ước gì đây không phải là chuyện thật và nếu có là thật thì cũng là chuyện của ai chứ cũng đừng là nhà văn Phan Tứ. Thôi thì hãy nghĩ rằng đây là một cuốn tiểu thuyết hay, như thế là đủ.
Xin giới thiệu với mọi người một câu chuyện về chiến tranh và tình yêu. Đó là tiểu thuyết “Mẫn và tôi” của nhà văn Phan Tứ.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21937

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch và lý thuyết dịch như một hệ hình lý luận, phê bình mới cho Việt Nam hiện nay

Title:  Dịch và lý thuyết dịch như một hệ hình lý luận, phê bình mới cho Việt Nam hiện nay Authors:  Phạm, Quốc Lộc Lê, Nguyên Long Keywo...