Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Công - Dung - Ngôn - Hạnh và đạo đức mới của người phụ nữ ngày nay


Trong suốt chiều dài  lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã viết nên những trang sử vàng son làm vẻ vang giống nòi dân tộc. Nhiều tấm gương như Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương,... đều là những nữ sĩ tài hoa, nức tiếng một thời.
Nói về công lao, tài đức cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam khó có một ngoài bút nào mà lột tả hết được, tùy thuộc vào giai đoạn lịch sử, hoàn cảnh cụ thể mà nét đẹp được nhấn mạnh ở khía cạnh này hay khía cạnh khác.
Khổng Tử- nhà triết gia nổi tiếng Trung Quốc, ông tổ của nền giáo dục thế giới đã đưa ra thuyết “Tam tòng, Tứ đức” với các chuẩn mực: Công- Dung- Ngôn- Hạnh đây là các tiêu chuẩn cơ bản của phụ nữ, mỗi phụ nữ cần tu luyện, hoàn thiện mình.
Ứng với mỗi xã hội, mỗi một thời kỳ lịch sử, với những bối cảnh, điều kiện, môi trường văn hóa khác nhau, thì việc hiểu và vận dụng Công-Dung- Ngôn- Hạnh cũng khác nhau.
Chữ ”Công”  theo quan niệm xưa kia (nho giáo) được hiểu là nữ công gia chánh, tề gia nội trợ, may vá thêu thùa, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chăm ngoan.
Vá may giữ nếp đàn bà
  Mũi Kim nhỏ nhặt mới là nữ công”   (Gia Huấn Cao)
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ chuẩn mực xây dựng người phụ nữ trong giai đoạn này là: “Trung hậu, đảm đang, trung với nước với nhà, với chồng con đi xa, với nhân dân đồng bào”.  
Chữ Dung theo quan niệm xưa kia (Nho giáo) được hiểu là vẻ đẹp hình thức, dáng vẻ bề ngoài, “Dung” là “Dung nhan”. Chuẩn mực về vẻ đẹp xưa với người phụ nữ là vẻ đẹp thùy mị, kín đáo, duyên dáng… như ca dao vẫn thường ca ngợi:
   “Những người thắt đáy lưng ong
  Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con
 “Ngôn” là lời nói nhã nhặn, kín đáo, nhỏ nhẹ, dễ nghe; phải thưa, dạ,… Lời nói đẹp còn phải gắn liền với cử chỉ phù hợp, nói năng nhẹ nhàng, cử chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang. “Ngôn” đòi hỏi người phụ nữ phải biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng phép tắc. Chuẩn mực trong ngôn từ giao tiếp luôn là điều cần thiết đối với tất cả mọi người bởi nó là phương tiện thể hiện nét đẹp văn hóa của con người.
 Hạnh là đức thứ tư, được xem là quan trọng nhất của người phụ nữ, hạnh trong “Tứ đức”: chỉ hạnh kiểm, đạo đức, lòng nhân hậu, thủy chung son sắt, giàu tình yêu thương, giữ trọn nề nếp gia phong… Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ: quan hệ vợ -  chồng, con cái - cha mẹ, …
Các bạn cùng tìm hiểu thêm qua đường link sau:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch và lý thuyết dịch như một hệ hình lý luận, phê bình mới cho Việt Nam hiện nay

Title:  Dịch và lý thuyết dịch như một hệ hình lý luận, phê bình mới cho Việt Nam hiện nay Authors:  Phạm, Quốc Lộc Lê, Nguyên Long Keywo...